Chú thích Voọc_đen_má_trắng

Đặc điểm nhận dạng:

Bộ lông dày, màu đen tuyền. Hai má trắng, đám lông trắng rộng vượt quá chỏm vành tai. Đầu thường có mào lông đen. Đuôi dài hơn thân, màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Voọc đen má trắng chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi và kiếm ăn trong các dải rừng kín thường xanh tiếp giáp với rừng núi đá vôi gân vung sống của chúng. Voọc đen má trắng sống đàn. Trước đây, đàn voọc thường rất đông, 20 - 30 con (Lê Hiền Hào, 1973), nhưng hiện nay phổ biến tư 5 đến 15 con (Phạm Nhật, 2000). Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra ngay hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ. Cường độ kiếm ăn của voọc má trắng diễn ra mạnh vào hai thời điểm, đầu buổi sáng đến khoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút. Thời gian hoạt động trong ngày có khác nhau. Mùa nóng Voọc rời chỗ ngủ sớm, về hang muộn va thời gian nghỉ trưa khá dài. Về mùa lạnh, chúng đi kiếm ăn muộn và về hang ngủ sớm. Voọc đen má trắng ăn lá chồi non và quả cây rừng Lưu trữ 2014-04-02 tại Wayback Machine, không ăn động vật.

Bước đầu đã ghi nhận được 44 loài thuộc 22 họ thực vật được Voọc đen má trắng sử dụng làm thức ăn (Pham Nhật, 2000). Có nhiều loài thực vật được Voọc đen má trắng thích ăn nhất là cây họ Dâu tằm Moraceae, Ba mảnh vỏ Ephorbiaceae, Cau dừa Arecaceae. Các số liệu nghiên cứu cho thấy tuy Voọc má trắng ăn rất nhiều loại quả nhưng trong khẩu phần thức ăn thì khối lượng lá, đặc biệt là cuộng chiếm tỷ lệ nhiều hơn các loại thức ăn quả và thân. Voọc đen má trắng chủ yếu ngủ hang. Mùa nóng, chúng ngủ trên những tảng đá hoặc cây gỗ trước cửa hang, mùa lạnh ngủ trong hang. Hang ngủ của Voọc thường tìm thấy ở những nơi vách đá dựng đứng. Dẫn liệu sinh sản của Voọc đen má trắng còn thiếu. Quan sát thực địa thường gặp con mẹ mang con non ở các tháng khác nhau của năm, nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi lứa đẻ một con, con non mới đẻ có bộ lông màu vàng.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây).

Giá trị:

Voọc đen má trắng là loài linh trưởng quý hiếm và có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Tình trạng:

Chưa có công trình nào nghiên cứu về số lượng quần thể Voọc đen má trắng. Lê Hiền Hào (1973) cho biết loài này trước kia gặp phổ biến ở một số vùng như Cai Kinh (Lạng Sơn), Ba Bể (Bắc Kạn). Thông tin thu được qua các đợt khảo sát thực địa trong những năn gần đây ở Na Hang (Tuyên Quang), Ba Bể và Nà Rì (Bắc Kạn), Phong Quang (Hà Giang), Hữu Liên (Lạng Sơn) cho thấy Voọc đen má trắng là loài hiếm. Nguyên nhân chủ yếu gây sự suy giảm số lượng Voọc đen má trắng là do diện tích nơi sống của chúng là các khu rừng tự nhiên trên núi đá vôi bị thu hẹp và do áp lực săn bắt.

Phân Hạng: EN A1c,d C2a

Biện pháp bảo vệ:

IUCN (2000) xếp loài này vào nhóm sẽ nguy cấp (VU). Hội nghị Linh trưởng tháng 10/1998 ở Hà Nội và danh lục đỏ xếp Voọc má trắng vào nhóm nguy cấp (EN). Phụ lục II CITES. Quyết định 194-CT (1986) về Quy định các khu rừng cấm; Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), nhóm IB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Đã được bảo vệ ở Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Khu bảo tồn thiên nhiên Na Rì, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Đây là những khu bảo vệ còn đủ các điều kiện sinh thái cần thiết cho loài này và biện pháp bảo vệ nội vi vẫn được coi là tốt nhất. Cần tăng cường công tác quản lý các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên nêu trên.

  1. 1 2 Bleisch, B., Manh Ha, N., Khat Quyet, L. & Yongcheng, L. (2008). Trachypithecus francoisi. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  2. Yang, Lou, Minghai, Z., Jianzhang, M., Ankang, W., Shusen, Z. (2007). “Time budget of daily activity of Francois' langur (Trachypithecus francoisi) in disturbance habitat”. Acta Ecologica Sinica. 27: 1715–1722. doi:10.1016/S1872-2032(07)60043-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. Zhou, Qihai, Fuwen, W., Li, M., Chengming, H., Luo, B. (2006). “Diet and food choice of (Trachypithecus francoisi) in the Nonggang Nature Reserve, China”. International Journal of Primatology. 27: 1441–1458. doi:10.1007/s10764-006-9082-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. Li, Youbang, Huang, C., Ding, P., Tang, Z., and Wood. (2007). “Dramatic Decline in the Francois' langur (Trachypithecus francoisi) in Guangxi Province, China”. Oryx. 41: 38–43. doi:10.1017/S0030605307001500.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)